• Sales : 0908368856 - 0931108856 - 0908128856. Trucking : 0931785856. Accountant : 0931798856 - 0936312435
  • Đăng ký
  • Đăng Nhập

Giải quyết phát sinh khi logistics du nhập vào Việt Nam

GIẢI QUYẾT NHỮNG PHÁT SINH ĐỂ LOGISTICS VN SỚM HỘI NHẬP

Trong thực tế, điều gần như được khẳng định đó là muốn phát triển logistics hiệu quả, đồng bộ, hay ít ra để tiếp nhận logistics vào guồng máy kinh tế quốc dân thì nước đó phải hội tụ đủ những yêu cầu về:

- Kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh (hệ thống cảng biển hiện đại, kho tàng, bến bãi rộng rãi đủ sức phục vụ các trung tâm logistics, ICD…);

- Mạng lưới giao thông nội địa nối kết thuận lợi với hệ thống cảng biển trong và ngoài nước;

- Hành lang pháp lý trong nước phù hợp với tập quán thương mại quốc tế;

- Những đơn vị sản xuất kinh doanh đủ năng lực, với đội ngũ có trình độ tay nghề cao sử dụng thiết bị, máy móc hiện đại và khoa học - công nghệ tiên tiến đạt năng suất quốc tế.

Nhưng, rất tiếc chúng ta tiếp thu logistics với rất nhiều bất cập. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và khoa học công nghệ yếu kém mà đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào thể hiện đã được tháo gỡ hoàn toàn.

Bài viết mong rằng những tiếng chuông nhỏ này sẽ cộng hưởng và góp phần  lan tỏa trên mặt báo chí, tập san chuyên ngành để người có trách nhiệm lắng nghe, nghiên cứu, tham khảo…

1/ Cần thiết phải có một tổ chức quyền lực chuyên ngành ở tầm vĩ mô điều hành các hoạt động logistics của đất nước. Tổ chức này sẽ xây dựng chiến lược hoàn chỉnh, khả thi phát triển bền vững logistics VN để hướng các ngành liên quan hành động phù hợp với chức năng và xu thế phát triển logistics thế giới.

2/ Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông trong nước đúng tiêu chuẩn quốc tế để hội nhập cũng như sử dụng có hiệu quả tài nguyên đã bị lãng phí.

Kết nối mạng lưới giao thông vận tải nội địa với hệ thống cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, trung tâm logistics, ICD và hệ thống cảng khu vực, thế giới để thực hiện container hóa nhằm đưa hoạt động logistics vào đời sống xã hội.

3/ Kiểm tra và rà soát lại hành lang pháp lý, luật lệ thương mại VN, nếu có những điều chưa phù hợp với quốc tế thì sớm điều chỉnh lại, nhất là Luật Thương mại 2005. Rất nhiều ý kiến cho rằng: Trước Luật Thương mại 2005 chưa hề có quy định về dịch vụ logistics, chỉ có những quy định liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Khi Luật Thương mại 2005 ra đời, thì dịch vụ logistics mới được đưa vào với 8 điều (từ điều 233 đến điều 240).

Điều 233 công nhận dịch vụ logistics là hoạt động thương mại. Tiếp đó ngày 05.09.2007 Luật Thương mại bổ sung và Nghị Định 140/2007 NĐCP ra đời, chi tiết hơn, nêu rõ điều kiện kinh doanh và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Từ đó hoạt động logistics của VN coi là hành vi thương mại đơn thuần, chưa có điều nào quy định thêm những vấn đề quan trọng khác như: đầu tư, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực… Những yếu tố này mới chính là những việc cần thiết giúp cho dịch vụ  logistics VN nhanh chóng phát triển và hội nhập.

4/ Hiện nay, việc đào tạo đội ngũ có trình độ nghiệp vụ cao, chuyên sâu và lành nghề là điều bắt buộc để đi đến thành công ở nhiều tập đoàn kinh tế lớn toàn cầu. Logistics là lĩnh vực mới mẻ chẳng những đối với chúng ta mà cả thế giới, nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này là tiền đề quan trọng đối với các cấp, các ngành và địa phương cũng như toàn xã hội. Trước hết nên đầu tư nghiên cứu bài bản về chuỗi cung ứng, logistics và dịch vụ logistics để phổ biến rộng rãi kiến thức này cho người quan tâm. Riêng các trường đại học, các viện nghiên cứu và những doanh nghiệp liên quan đang hành nghề, tùy theo nhu cầu và năng lực họ sẽ tiến hành đào tạo theo sự chỉ đạo của ngành giáo dục đào tạo đề ra. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy con đường ngắn nhất vẫn là “xã hội hóa” mà chúng ta đã làm dưới sự chăm lo của Nhà nước và bảo trợ của xã hội, mặc dù có chậm nhưng chắc chắn bền vững hơn.

5/ Tăng cường tính liên kết. Đây là vấn đề khó khăn và khá phức tạp. Đồng cảm với những đoạn viết về “Phát triển ngành dịch vụ logistics VN” (Logistics những vấn đề cơ bản – 2001) của GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đánh giá rất đúng bản chất của những đơn vị đang kinh doanh logistics VN là hoạt động đơn lẻ, tách rời nhau, thậm chí còn đối đầu để tranh giành khách hàng – tiềm năng về vốn đã yếu lại càng yếu thêm… GS.TS Hồng Vân băn khoăn về khả năng họ hợp tác để trở thành những tập đoàn lớn, có sức cạnh tranh cao với quốc tế khi logistics VN khởi sắc. Chúng tôi nghĩ: “Đây là điều trăn trở, lo lắng chung mà các cấp lãnh đạo và toàn xã hội chia sẻ cùng chúng ta, kỳ vọng sao cho ngành dịch vụ logistics sớm đi vào đời sống, phục vụ lợi ích mọi người”.

                                                                       

 

 


0908368856